Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters
Sau hơn hai năm cầm quyền in băng rôn của Chủ tịch Tập Cận Bình, truyền thông Trung Quốc hôm qua đồng loạt đăng tải học thuyết chính trị "Bốn toàn diện" của ông. Việc đưa ra học thuyết chính trị mang đậm dấu ấn cá nhân là truyền thống của các nhà lãnh đạo cao nhất của quốc gia này trước nay.
"Từ việc Đại hội 18 của đảng nhấn mạnh việc xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đến vấn đề cải cách sâu sắc toàn diện tại Hội nghị Trung ương ba, rồi đến yêu cầu quản lý toàn diện đất nước bằng pháp luật tại Hội nghị Trung ương bốn và tuyên bố quản lý đảng nghiêm khắc toàn diện, chiến lược Bốn toàn diện đã được thể hiện rõ ràng", People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm qua cho biết.
Theo giới quan sát, đây là lần đầu tiên Bắc Kinh nêu ra hoàn chỉnh triết lý và cương lĩnh trị quốc của Chủ tịch Tập. "Những người am hiểu về chính trị Trung Quốc cuối cùng cũng có thể thở dài nhẹ nhõm, bởi sau hơn hai năm cầm quyền, ông Tập Cận Bình đã bật mí về triết lý chính trị của riêng mình", bình luận viên Josh Chin của Wall Street Journal cho biết.
Sau khi trở thành tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2012, ông Tập Cận Bình từng đưa ra khái niệm "Giấc mộng Trung Quốc", với mục tiêu chính là phục hưng quốc gia. Đây từng được nhận định có thể là thuyết trị quốc của ông Tập.
Tuy nhiên, khái niệm "Giấc mơ Trung Quốc" được đánh giá là thiếu màu sắc lý luận, dẫn đến hiện tượng không thống nhất trong cách giải thích của truyền thông nhà nước và dư luận xã hội.
"Mỗi người lại có một cách lý giải khác nhau về Giấc mộng Trung Quốc. Sau hai năm tư duy, ông Tập Cận Bình đưa ra thuyết Bốn toàn diện là nhằm hệ thống hóa và cụ thể hóa khái niệm trên, để tất cả mọi người cùng chung một giấc mộng", BBC dẫn in decal lời chuyên gia chính trị Trung Quốc Lưu Nhuệ cho biết.
Cùng chung nhận định trên, Giáo sư Trương Minh thuộc Đại học Nhân dân cho rằng, đây là tuyên ngôn chính thức của Chủ tịch Tập nhằm đưa ra một lộ trình trị quốc tổng thể.
Quan điểm xây dựng toàn diện xã hội khá giả được Bắc Kinh coi là bước đi then chốt đầu tiên trong việc thực hiện giấc mộng phục hưng quốc gia. Xã hội khá giả không phải là một khái niệm mới, bởi được đưa ra từ thời kỳ cầm quyền của cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Nhưng, giới học giả cho rằng điểm mới của học thuyết lần này nằm ở hai chữ "toàn diện".
"Một mặt, đây là sự kế thừa với phương châm và đường hướng trước đây, mặt khác toàn diện cho thấy phạm vi phổ cập sẽ rộng lớn hơn", Giáo sư Hứa Diệu Đồng thuộc Học viện Hành chính Quốc gia Trung Quốc, phân tích.
Trong bài bình luận đăng tải sáng nay, People's Daily cho hay xã hội khá giả toàn diện thể hiện trên hai tầng nấc: một là hướng đến tất cả tầng lớp nhân dân, hai là triển khai trên tất cả các lĩnh vực. Báo này cũng cho biết, Trung Quốc chỉ có thể thực hiện được mục tiêu then chốt trên khi tiến hành thành công ba điểm toàn diện còn lại.
Cải cách sâu sắc toàn diện và quản lý toàn diện đất nước bằng pháp luật là những nội dung quan trọng, nhằm thực hiện song song hai mục tiêu: phát triển kinh tế bền vững và thể chế hóa trên các lĩnh vực.
Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho rằng, nếu như ông Tập Cận Bình có thể thực tế hóa hai phương châm trị quốc trên, Trung Quốc sẽ có triển vọng đạt được mục tiêu dân chủ giàu mạnh vào giữa thế kỷ 21.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cảnh báo về nguy cơ xuất hiện những "sai lầm trầm trọng" trong quá trình thực hiện. "Nếu như xuất hiện những sai lầm trầm trọng, thì cải cách sẽ dừng bước hoặc thụt lùi, thậm chí là mất hết những thành quả đã đạt được", Giáo sư Trịnh phân tích.
Chủ tịch Tập Cận Bình cũng từng nhiều lần phát biểu công khai về những nguy cơ tiềm ẩn trong công cuộc cải cách mà Trung Quốc đang tiến hành. "Trung Quốc là một nước lớn, quyết không thể có sai lầm nghiêm trọng trên các vấn đề căn bản", ông Tập nói trong một hội nghị quốc tế vào năm 2013. "Một khi (sai lầm) xảy ra thì không gì có thể cứu vãn nổi, bù đắp nổi".
Tấm áp phích có hình Chủ tịch Tập và khẩu hiệu "Cùng nhau thực hiện một giấc mơ Trung Hoa" ở tỉnh Hà Bắc. Ảnh: AFP
Mặt khác, tiến trình cải cách kinh tế và thể chế được cho là sẽ vấp phải sự phản đối của các nhóm lợi ích trong hệ thống quan liêu, vốn đang hưởng lợi từ các cơ chế hiện nay. "Nếu như hệ thống quan liêu không làm gì, thậm chí là tạo ra các loại trở ngại, thì cũng sẽ tạo ra các sai lầm nghiêm trọng", chuyên gia Trịnh Vĩnh Niên nói.
Đây chính là lý do mà ông Tập đưa ra triết lý thứ tư, quản lý đảng nghiêm khắc toàn diện. Khi đi khảo sát tỉnh Phúc Kiến hồi tháng 11/2014, ông chỉ nêu ra ba quan điểm ban đầu, nhưng một tháng sau đã bổ sung thêm điểm thứ tư này.
Quan điểm trên có liên hệ trực tiếp đến chiến dịch chống tham nhũng mà Tập Cận Bình phát động từ khi mới lên cầm quyền. Chiến dịch này không chỉ nhằm mục đích tận trừ vấn nạn tham ô hủ bại vốn ăn sâu vào hệ thống quan liêu Trung Quốc, mà còn để tạo tiền đề cho cải cách.
Trong bài bình luận "Những thay đổi chính trị sau Đại hội 18" đăng tải cuối năm 2014, in bang ron Xinhua đã nhận định rằng chống tham nhũng chính là để dọn đường cho cải cách, là để thúc đẩy nhà nước pháp quyền. "Cải cách cần loại trừ sự cản trở của các nhóm lợi ích, cần một môi trường hoàn thiện và kiện toàn hơn, cần có ý thức về nguyên tắc, cần một đội ngũ cán bộ có năng lực cải cách", báo này viết.
Thuyết "Bốn toàn diện" được công bố trước thềm hội nghị thường kỳ của cơ quan lập pháp Trung Quốc, dự kiến tổ chức vào đầu tháng 3. Theo WSJ, bốn triết lý trị quốc của Chủ tịch Tập sẽ là trọng tâm thảo luận của hội nghị lần này, nhưng không rõ sẽ có tác động thực chất ra sao trong quá trình xây dựng chính sách.
Giới học giả cũng cho rằng, thuyết "Bốn toàn diện" nếu như chỉ là một lý luận đơn thuần, thì sẽ khó có thể giành được sự ủng hộ của người dân, mà cần phải đưa vào áp dụng trong thực tiễn. "Bốn toàn diện liệu có thể trở thành di sản chính trị của ông Tập Cận Bình được không, thì điều quan trọng nằm ở chỗ sau này ông ấy sẽ thực hiện lý luận của mình như thế nào", chuyên gia Lưu Nhuệ kết luận.
Đức Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét